THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÓA CHẤT

THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÓA CHẤT

Với kinh nghiệm thực tiễn làm dịch vụ nhập khẩu hóa chất, Bài viết này BPI Logistics tổng kết các nội dung liên quan nhập khẩu hóa chất: các quy định quản lý nhà nước về hóa chất; thủ tục nhập khẩu hóa chất, thuế khi nhập khẩu hóa chất, quy trình nhập khẩu …

– Hóa chất là gì?

Trong hóa học, hóa chất hoặc chất hóa học là một dạng của vật chất mà có hợp chất và đặc tính hóa học không đổi. Không thể tách nó ra thành những thành phần nhỏ hơn bằng các phương pháp tách vật lý mà không làm bẻ gãy các liên kết hóa học. Hóa chất có các trạng thái khí, lỏng, rắn và plasma.

Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp

Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm:

  1. Chất có trong Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp được ban hành tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
  2. Hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục I và hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục II mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 14 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định Nghị định 113/2017/NĐ-CP thuộc ít nhất một trong các nhóm phân loại sau đây:
  3. a) Nguy hại vật chất cấp 1, 2, 3 hoặc kiểu A, B, C và D;
  4. b) Độc cấp tính (theo các đường phơi nhiễm khác nhau) cấp 2, 3;
  5. c) Tổn thương nghiêm trọng, kích ứng mắt cấp 1, 2/2A;
  6. d) Ăn mòn, kích ứng da cấp 1, cấp 2;

đ) Tác nhân gây ung thư, đột biến tế bào mầm, độc tính sinh sản cấp 2;

  1. e) Nguy hại môi trường cấp 1.

=> Tổ chức, cá nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu các loại hóa chất này phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp do Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở kinh doanh cấp.

Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp

Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm:

  1. Chất có trong Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp được ban hành tại Phụ lục II kèm theo Nghị định Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
  2. Hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục II kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định Nghị định 113/2017/NĐ-CP thuộc ít nhất một trong các nhóm phân loại sau đây:

a) Độc cấp tính (theo các đường phơi nhiễm khác nhau) cấp 1;

b) Tác nhân gây ung thư cấp 1A, 1B;

c) Độc tính sinh sản cấp 1A, 1B;

d) Đột biến tế bào mầm cấp 1A, 1B.

=> Tổ chức, cá nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu các loại hóa chất này phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất hạn chế trong lĩnh vực công nghiệp do Bộ Công Thương cấp

Hóa chất cấm, hóa chất độc

Theo Điều 18. Hóa chất cấm được ban hàng trong “Nghị định 113/2017/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT HÓA CHẤT”

  1. Danh mục hóa chất cấm được ban hành tại Phụ lục III kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
  2. Trong trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Luật hóa chấtvà quy định của Chính phủ.

Điều 19. Hóa chất độc

  1. Hóa chất độc bao gồm các hóa chất được quy định tại khoản 5 Điều 4 của Luật hóa chất.
  2. Việc mua, bán hóa chất độc phải có Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc theo quy định tại Điều 23 của Luật hóa chất

Tiền chất công nghiệp

–  Là các hóa chất được sử dụng làm nguyên liệu, dung môi, chất xúc tiến trong sản xuất, nghiên cứu khoa học, phân tích, kiểm nghiệm, đồng thời là các hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. Danh mục tiền chất công nghiệp được phân theo mức độ nguy hiểm để quản lý, kiểm soát cho phù hợp, gồm tiền chất công nghiệp Nhóm 1 và tiền chất công nghiệp Nhóm 2:

a) Tiền chất công nghiệp Nhóm 1 gồm các hóa chất thiết yếu được sử dụng trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy;

b) Tiền chất công nghiệp Nhóm 2 gồm các hóa chất được sử dụng làm chất phản ứng hoặc làm dung môi trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy.

Danh mục tiền chất công nghiệp được quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.

=>Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp phải có Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp là điều kiện để thông quan khi xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.

  • Lưu ý:
  • Thời hạn của Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất

– Đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 1, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được cấp cho từng lô xuất khẩu, nhập khẩu và có thời hạn trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp;

– Đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 2, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp.

  • Các trường hợp được miễn trừ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu

– Hàng hóa chứa tiền chất công nghiệp Nhóm 1 có hàm lượng nhỏ hơn 1% khối lượng;

– Hàng hóa chứa tiền chất công nghiệp Nhóm 2 có hàm lượng nhỏ hơn 5% khối lượng.

  • Trường hợp phải thu hồi Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu

– Tự ý tẩy xóa, sửa chữa nội dung của Giấy phép;

– Sử dụng giấy tờ giả, cung cấp thông tin không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

– Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép chấm dứt hoạt động.

  • Cơ quan cấp Giấy phép quy định tại khoản 8 Điều 12 của Nghị định này là cơ quan thu hồi Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy phép có trách nhiệm gửi Giấy phép phải thu hồi có đến cơ quan cấp phép trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thu hồi.

II. Thủ tục nhập khẩu hóa chất

1. Quản lý nhà nước hóa chất

Khi nhập khẩu hóa chất phải thực hiện khai báo hóa chất (tiền chất) điều này được quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP và phải thực hiện khai báo trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

  • Thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu

– Các thông tin khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia bao gồm các thông tin tổ chức, cá nhân khai báo, các thông tin hóa chất nhập khẩu;

– Hóa đơn mua, bán hóa chất;

– Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt;

– Trường hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua, bán hóa chất, tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn thương mại.

  • Các trường hợp miễn trừ khai báo
  1. Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.
  2. Hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu.
  3. Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. Trường hợp miễn trừ nêu tại điểm này không áp dụng đối với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
  4. Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất để sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.
  5. Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

2. Thủ tục hải quan nhập khẩu hóa chất

Thủ tục hải quan nhập khẩu hóa chất thực hiện như những hàng hóa thông thường khác và kèm theo kết quả khai báo hóa chất.

Để biết các văn bản pháp quy hiện hành về thủ tục hải quan, xem bài viết:Văn bản quy định hiện hành về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Nhãn mác hóa chất

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.

Các bài viết liên quan

X